Trong chuyên mục Mỗi Tuần Một Nhân Vật kỳ này chúng ta sẽ cùng trao đổi với thầy Phạm Quốc Cường một trong những chuyên gia hàng đầu về Collaboration cũng là một trong những giảng viên rất tâm huyết của VnPro.
Thầy Phạm Quốc Cường trong một buổi chia sẻ về Collaboration
PV VnPro: Chào thầy Cường! Rất cám ơn thầy đã dành thời gian tham dự chương trình mỗi tuần một nhân vật kỳ này.
Thầy Phạm Quốc Cường: Chào mọi người, mình rất vui khi được tham dự chương trình kỳ này. Mình theo dõi chương trình này cũng một thời gian, không ngờ hôm nay được trở thành nhân vật chính. Rất cám ơn VnPro đã tạo điều kiện để mình có thể chia sẻ thêm với cộng đồng.
PV VnPro: Vâng! Chắc chúng ta đi vào chủ đề chính của buổi ngày hôm nay luôn nha thầy. Thầy có thể giới thiệu sơ về mình cho các bạn học viên biết được không thầy?
Thầy Phạm Quốc Cường: Mình là Phạm Quốc Cường, hiện tại mình đang làm việc tại FPT Information System (Bộ phận FIS-ENT). Công việc chính của mình là quản lý và triển khai các hệ thống cho khách hàng rất nhiều mảng trong đó bao gồm cả Security, Route & Switch, … Nhưng trọng tâm và chuyên môn nhất là Voice và Video. Đồng thời mình cũng là giảng viên tại VnPro chuyên về mảng Voice hiện tại và sắp tới sẽ là Collaboration.
PV VnPro: Vậy ngay từ thời điểm ban đầu thầy đã lựa chọn Voice là lĩnh vực chính để theo đổi cho đến hôm nay?
Thầy Phạm Quốc Cường: Không hẳn hoàn toàn là như thế. Vì khi vào làm tại FIS mình đảm nhận khá nhiều công việc, đồng thời lúc này team về Voice chưa ai phụ trách, mình thấy nó cũng khá hay nên quyết định nhận trách nhiệm vào thời điểm đó. Sau một thời gian đầu khá là khó khăn khi phải vừa học vừa làm để trau dồi và cập nhật kiến thức. Mình nhận ra rằng, mình và Voice vừa có duyên vừa có phận và đó cũng là lý do mình theo đuổi nghề này đến tận ngày hôm nay.
PV VnPro: Vậy thưa thầy, nói về nhu cầu nhân sự về lĩnh vực Voice nói riêng và Collaboration nói chung là như thế nào vậy thầy?
Thầy Phạm Quốc Cường: Về thị trường hiện tại, mình có thể khẳng định đây là một trong những lĩnh vực khá là HOT và nhu cầu về nhân sự là có. Vì hiện tại rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu khi tuyển dụng có chứng chỉ CCNA Voice (bây giờ là chứng chỉ Collaboration). Đồng thời như bạn thấy hiện nay doanh nghiệp mở rộng chi nhánh khắp nơi trên toàn quốc thì việc trong tương lai gần các doanh nghiệp Việt Nam triển khai đồng bộ hóa hệ thống Collaboration là điều tất yếu.
PV VnPro: Thưa thầy, theo em được biết thì Cisco đã gom 2 hệ thống chứng chỉ là Voice và Video trở thành Collaboration. Vậy thì Collaboration có gì khác biệt so với 2 hệ thống chứng chỉ kia vậy thầy?
Thầy Phạm Quốc Cường: Trước tiên, Collaboration chính là sự kết hợp của cả Voice và Video. Tiếp đến cũng là điều quan trọng nhất chính là tính khả dụng cao. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì ngoài việc triển khai các hệ thống thoại, hình ảnh thì collaboration còn giúp tích hợp các hệ thống như là: camera giám sát, đào tạo trực tuyến, chẩn đoán và phẫu thuật từ xa (ngành y), và các hệ thống tích hợp Video Over IP khác.
Bạn cứ thử tưởng tượng trong một thành phố của kỷ nguyên ICT thì mọi người không cần sử dụng các hệ thống truyền thông dạng cũ nữa mà là hệ thống truyền thông thông minh kết nối mọi người lại với nhau. Doanh nghiệp với doanh nghiệp, cá nhân với doanh nghiệp, cá nhân với cá nhân. Đến một thời điểm nào đó chỉ với một chiếc điện thoại bạn có thể họp mặt ở bất cứ nơi nào, bất cứ ở đâu chỉ cần 1 nút bấm.
PV VnPro: Thưa thầy, em thấy hiện tại điện thoại thông minh với các App tích hợp cho phép người dùng trò chuyện với nhau và gặp nhau trực tiếp. Vậy tại sao doanh nghiệp không sử dụng cách này mà phải tốn kém xây dựng một hệ thống Collaboration như vậy?
Thầy Phạm Quốc Cường: Rất đơn giản, đó chính là thương hiệu của 1 doanh nghiệp. Giả sử, anh là một công ty lớn, một tập đoàn đa quốc gia. Nhưng lại sử dụng một phần mềm trên điện thoại di động, thiếu sự bảo mật cần thiết. Chưa kể nếu doanh nghiệp là một ngân hàng thì sao, thông tin có 1 sự sơ suất nhỏ bị lọt ra ngoài sẽ dẫn đến hệ quả vô cùng nghiêm trọng.
Chưa kể khi đầu tư một hệ thống Collaboration sẽ giúp cho việc kết nối giữa các doanh nghiệp tốt hơn về khía cạnh thương mại hóa. Có thể nói với Collaboration khoản cách giữa các doanh nghiệp trên toàn thế giới sẽ được xóa bỏ.
PV VnPro: Quá tuyệt vời thưa thầy! Vậy thì ai sẽ học được CCNA Collaboration vậy thầy? Có cần những yêu cầu gì vậy thầy?
Thầy Phạm Quốc Cường: Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, mình muốn các bạn tự hỏi xem mình học để làm gì?
Nếu các bạn học để sử dụng như một End User hoặc để đi bán hàng thì bạn cũng có thể học được mà trước đó có thể chưa biết gì về quản trị mạng hoặc chưa từng học qua CCNA. Hiện tại và trước đây mình từng hướng dẫn cho một số anh/chị đang làm việc trong lĩnh vực quản trị dự án xây dựng, trang trí nội thất về chương trình CCNA Voice. Cái họ cần là biết về hệ thống này có thể làm được gì và cách thức vận hành ra sao cũng như sự cần thiết trong doanh nghiệp như thế nào là đủ.
Còn nếu các bạn học để trở thành một chuyên viên hoặc xa hơn nữa là trở thành chuyên gia thực sự trong lĩnh vực này thì tốt nhất nên hoàn thành khóa học CCNAX.
PV VnPro: Rất cám ơn những chia sẻ nhiệt tình và đầy tâm huyết của thầy trong buổi trò chuyện ngày hôm nay!
Thầy Phạm Quốc Cường: Cám ơn VnPro đã tạo điều kiện cho mình có cơ hội chia sẻ. Rất hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cho các bạn có những định hướng rõ ràng cho tương lai của mình.
Khóa học CCNA Voice sắp tới sẽ được khai giảng tại VnPro vào ngày 17/11/2016.
Tìm hiểu thêm về khóa học CCNA Voice: http://www.vnpro.vn/dao-tao/voice/ccna-voice/
Liên hệ:
TRUNG TÂM TIN HỌC VNPRO
149/1D Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
ĐT: 083 5124 257 | Email: vnpro@vnpro.org
Website: www.vnpro.vn
Fanpage: www.facebook.com/VnPro
Video Channel: www.youtube.com/c/trungtamtinhocVnPro
Bộ phận Marketing – Phòng Kinh Doanh
The post NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI TRỞ THÀNH CHUYÊN VIÊN VOICE – THẦY PHẠM QUỐC CƯỜNG appeared first on VnPro.