Quantcast
Channel: Tin tức – thông báo về VnPro – VnPro
Viewing all 562 articles
Browse latest View live

Giải pháp NAT64/DNS64

$
0
0

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và Internet, số lượng thiết bị được kết nối Internet ngày càng tăng lên, không chỉ là các loại máy tính để bàn, máy chủ, mà còn là các thiết bị di động, laptop, máy tính bảng …và nhiều dạng thiết bị khác nhau. Tất nhiên, sự phát triển này đòi hỏi phải có số lượng về địa chỉ IP tương ứng.

Đầu năm 2011, Tổ chức quản lý địa chỉ Internet toàn cầu (IANA) đã công bố sự cạn kiệt của địa chỉ IPv4 trên thế giới, điều này dẫn đến sự quan tâm ngày càng lớn của cộng đồng Internet đến sự phát triển và khả năng áp dụng của địa chỉ IPv6.

Thiết kế của mạng IPv4 và IPv6 là “incompatible” (không tương thích với nhau). Theo các khuyến nghị từ IETF (Internet Engineering Task Force – cơ quan có chức năng nghiên cứu, phát triển và quyết định các chuẩn dùng trong Internet), việc triển khai IPv4 & IPv6 thông thường dựa trên dual-stack: tức là chúng ta sẽ có cả hai mạng cùng tồn tại song song cho đến khi IPv6 có thể thay thế (tiếp nhận) được  IPv4.

Tuy nhiên,  sự tăng trưởng của IPv6 đã chậm hơn nhiều so với dự đoán. Do đó việc triển khai một mạng thuần IPv6 (chỉ sử dụng IPv6) phải đối mặt với một thách thức là làm sao có thể giao tiếp được với các mạng IPv4 đang được sử dụng chủ yếu trên thế giới. Một vấn đề tương tự gặp phải, đó là các thiết bị chỉ sử dụng được trên mạng IPv4 cũng cần được kế thừa trên mạng internet IPv6. Rất nhiều phương pháp để kết nối và chuyển đổi (migration) IPv4-IPv6 đã được đề xuất, một trong những phương pháp tiếp cận được áp dụng là giải pháp NAT64/DNS64.

NAT64/DNS64 sử dụng phương pháp biên dịch địa chỉ để kết nối người sử dụng IPv6 với các dịch vụ IPv4 (một phương pháp khác là sử dụng cách thức đóng gói gói tin IPv6-IPv4). Điều này cho phép các dữ liệu chỉ truyền trên mạng IPv4 có thể được sử dụng bởi người dùng IPv6. NAT64 và DNS64 là các cơ chế riêng biệt và có thể triển khai bằng cách sử dụng các thiết bị khác nhau.

1. Tổng quan về giao thức NAT64 và DNS64.

1.1. NAT64

NAT64 là một cơ chế biên dịch địa chỉ tại Layer 3, cho phép các host IPv6 có thể giao tiếp được với các máy chủ IPv4.

DNS64 thực hiện nhúng một địa chỉ IPv4 vào 32 bit cuối cùng của bản ghi AAAA đã được tổng hợp, tạo ra một địa chỉ IPv6 chuẩn với 128 bit, và gửi lại cho IPv6 Client. IPv6 Client sẽ gửi gói tin có chứa thông tin này đến thiết bị NAT64, trên thiết bị này sẽ tạo ra một ánh xạ NAT giữa địa chỉ IPv6 và IPv4, cho phép các host IPv6 có thể liên lạc được với các nguồn tài nguyên IPv4.

Thiết lập đơn giản cho NAT64 là sử dụng như một thiết bị mạng (router) với ít nhất hai interface. Một interface dùng để kết nối đến mạng IPv4, và một interface dùng để kết nối đến mạng IPv6. Chúng ta sẽ cấu hình để các gói tin từ mạng IPv6 đi đến mạng IPv4 sẽ được định tuyến thông qua router này. Trên router sẽ thực hiện tất cả các phương pháp biên dịch địa chỉ cần thiết để chuyển gói tin từ mạng IPv6 vào mạng IPv4 và ngược lại.

NAT64 bao gồm:

– Stateless Translation: phương pháp ánh xạ địa chỉ được cấu hình bởi người quản trị hệ thống. tateless Translation thích hợp khi bộ biên dịch NAT64 được sử dụng phía trước máy chủ IPv4 để cho phép nó có thể giao tiếp được với các IPv6 Client ở xa.

– Stateful Translation (thường được sử dụng): phương pháp ánh xạ địa chỉ một cách tự động khi các gói tin đầu tiên từ mạng IPv6 đi đến mạng IPv4. Stateful Translation phù hợp cho việc triển khai tại phía Client (Client-side), hoặc tại các nhà cung cấp dịch vụ, cho phép các máy trạm IPv6 Client có thể giao tiếp với các node IPv4 ở xa.

Thông thường, NAT64 được thiết kế sử dụng khi các giao tiếp có hướng từ các host IPv6. Một số cơ chế khác (bao gồm ánh xạ địa chỉ tĩnh) thường tồn tại trong giao tiếp ngược. Sau khi tạo ra các ràng buộc về địa chỉ, các gói tin có thể được truyền theo cả hai hướng.

1.2. DNS64

DNS64 là một thành phần của phương pháp chuyển đổi IPv6-IPv4. DNS64 sẽ được sử dụng cùng với một cơ chế biên dịch (NAT64) để cho phép người dùng IPv6 có thể giao tiếp bằng tên miền với các máy chủ IPv4, bằng cách tạo ra bản ghi AAAA tổng hợp từ bản ghi A có sẵn.

Tương tự như bản ghi A, bản ghi AAAA cũng cung cấp phân giải tên miền thành địa chỉ IP. Tuy nhiên, bản ghi A chỉ sử dụng được trong mạng IPv4 và bản ghi AAAA cũng chỉ sử dụng được với mạng IPv6.

DNS64 cho phép phân giải địa chỉ từ vùng mạng IPv4 bằng cách tạo ra bản ghi AAAA tổng hợp cho các host, khi các host này không có bản ghi AAAA. Điều này được thực hiện bằng phương pháp cấu hình địa chỉ IPv6 prefix với địa chỉ IPv4 được cung cấp bằng cách lookup bản ghi A.  Địa chỉ IPv4 sẽ được nhúng vào 32 bit cuối cùng của địa chỉ IPv6, tạo thành một địa chỉ IPv6 tổng hợp.

Các gói tin gửi đến địa chỉ trong IPv6 prefix sẽ được định tuyến đến thiết bị NAT64, thiết bị này sẽ thay thế cho các IPv6 Client để kết nối đến địa chỉ đích IPv4 và thực hiện chuyển tiếp dữ liệu giữa kết nối IPv4 và IPv6.

2. Mô hình sử dụng NAT64/DNS64

vnpro_nat_dns_1

Hình 1. Mô hình sử dụng NAT64/DNS64

Chức năng:

– DNS64 chuyển đổi bản ghi A vào trong bản ghi AAAA, sử dụng prefix của NAT64, sau đó cung cấp các bản ghi A và AAAA cho Client.

– NAT64 quảng bá NAT64 prefix vào trong vùng mạng IPv6 để định tuyến cho các gói tin đi đến các máy chủ IPv4.

NAT64 prefix:

– Có thể là bất kỳ prefix: /32, /40, /48, /56, /64 và /96.

– WKP (Well-Known Prefix): 64:FF9B::/96.

Nguyên lý hoạt động:

Các gói tin địa chỉ nguồn thuộc mạng 64:ff9b::/96 (NAT64 prefix) sẽ được chuyển đến thiết bị NAT64. Tất cả các lưu lượng IPv6 khác được định tuyến mặc định qua IPv6 Gateway. Các Client được quyền sử dụng DNS64 như một DNS Resolver mặc định, được cung cấp cả kết nối IPv4 và IPv6. Những kết nối này sẽ được DNS64 sử dụng để kết nối tới các máy chủ DNS Authoritative.

Lưu ý: Router IPv6, DNS64 và NAT64 chỉ là các chức năng mang tính logic, chúng hoàn toàn có thể được nằm trên cùng một thiết bị vật lý.

3. Phân tích nguyên tắc hoạt động của NAT64/DNS64:

vnpro_nat_dns_2

Hình 2. Minh họa kết nối mạng IPv6-IPv4

3.1. Hoạt động của DNS64 trong kết nối IPv6-IPv4:

vnpro_nat_dns_3

Hình 3. Hoạt động của DNS64 trong kết nối IPv6-IPv4

Các Client thuộc mạng IPv6 sẽ kết nối TCP đến example.com trên port 80.

Bước 1:

– IPv6 Client sẽ thực hiện gửi truy vấn bản ghi AAAA tên miền example.com đến thành phần DNS64.

– DNS64 sẽ thực hiện tìm kiếm câu trả lời bằng cách gửi truy vấn đến các DNS Authoritative, nếu có thông tin bản ghi AAAA của tên miền example.com (DNS Authoritative có hỗ trợ IPv6), DNS64 sẽ thực hiện trả lời thông tin cho IPv6 Client. Nếu không có thông tin, chúng sẽ nhận được câu trả lời trống (empty answer).

Bước 2:

– DNS64 sẽ gửi truy vấn bản ghi A của tên miền example.com đến DNS Authoritative, và sẽ nhận được câu trả lời là tên miền example.com có IP là 192.0.43.10.

example.com (A) = 192.0.43.10

– DNS64 sẽ thực hiện tổng hợp bản ghi AAAA từ thông tin bản ghi A nói trên, bằng cách sử dụng phương pháp biên dịch với NAT64 prefix (ở đây sử dụng WKP: 64: ff9b ::/ 96). Sau khi tổng hợp chúng ta sẽ có thông tin IPv6 của example.com:

example.com (AAAA) = 64:FF9B::192.0.43.10

– Thông tin này sẽ được DNS64 gửi lại cho IPv6 Client.

3.2. Hoạt động của NAT64 trong kết nối IPv6-IPv4:

vnpro_nat_dns_4

Hình 4. Hoạt động của NAT64 trong kết nối IPv6-IPv4

– Sau khi nhận được thông tin bản ghi tổng hợp IPv6 từ phía DNS64, IPv6 Client sẽ thực hiện gửi một kết nối TCP SYN đến 64:FF9B:: 192.0.43.10, trên cổng 80.

– Gói tin được định tuyến đến thiết bị NAT64 để tạo ra một phiên mới và gán một liên kết ràng buộc. Chúng sẽ thay đổi địa chỉ nguồn của những liên kết ràng buộc được tạo ra, và chuyển đổi địa chỉ đích IPv6 thành địa chỉ IPv4 bằng cách loại bỏ đi prefix.  Khi nhận được trả lời SYN / ACK, NAT64 sẽ thực hiện hoạt động ở chế độ ngược (reverse) và chuyển tiếp các gói tin IPv6 cho Client.

3.3. Hoạt động của NAT64/DNS64:

vnpro_nat_dns_5

Hình 5. Cơ chế hoạt động của NAT64/DNS64

1. IPv6 Client gửi yêu cầu tìm kiếm thông tin tên miền example.com (khai báo trỏ tới máy chủ IPv4 server).

2. DNS64 thực hiện tìm kiếm bản thông tin bản ghi AAAA cho địa chỉ IPv6 của máy chủ.

3. DNS Server trả lời bằng 1 thông báo lỗi (hoặc câu trả lời trống, không có thông tin).

4. DNS64 thực hiện tìm kiếm thông tin bản ghi A cho địa chỉ IPv4.

5. DNS Server trả lời địa chỉ IPv4 của tên miền example.com.

6. DNS64 trả về thông tin bản ghi AAAA từ việc tổ hợp địa chỉ IPv4 với 96 bit của IPv6 prefix đã cấu hình trước đó.

7. IPv6 Client thiết lập kết nối tới địa chỉ IPv6 tương thích ở trên.

8. NAT64 nhận dạng prefix và thực hiện biên dịch thành địa chỉ IPv4 trước khi gửi tới IPv4 Server

9. IPv4 Server gửi thông tin trả lời theo quá trình tương tác IPv4 thông thường

10. NAT64 thực hiện biên dịch ngược và gửi gói tin phản hồi về Client.

3. Kết luận

Hiện nay, cộng đồng sử dụng Internet đang phải đối mặt với sự cạn kiệt của nguồn tài nguyên địa chỉ IPv4, việc triển khai thế hệ địa chỉ mới IPv6 là một yêu cầu tất yếu. Cùng với đó là thách thức làm thế nào để quá trình chuyển sang IPv6 diễn ra ổn định, thuận lợi  mà vẫn đảm bảo người sử dụng Internet gần như không nhận thấy sự thay đổi nào.

Với giải pháp NAT64/DNS64, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng được hệ thống mạng mới IPv6 mà vẫn đảm bảo giao tiếp với hệ thống mạng IPv4 hiện tại một cách thuận tiện. Các nhà cung cấp dịch vụ có thể chạy máy chủ của họ trên IPv4 và NAT64/DNS64 sẽ giúp kết nối các máy chủ này với người dùng sử dụng IPv6.

The post Giải pháp NAT64/DNS64 appeared first on VnPro.


Các công nghệ chuyển đổi sang IPv6

$
0
0

Các công nghệ chuyển đổi sang IPv6

Thủ tục IPv6 phát triển khi IPv4 đã được sử dụng rộng rãi, mạng lưới IPv4 Internet hoàn thiện, hoạt động tốt. Trong quá trình triển khai thế hệ địa chỉ IPv6 trên mạng Internet, không thể có một thời điểm nhất định mà tại đó, địa chỉ IPv4 được hủy bỏ, thay thế hoàn toàn bởi thế hệ địa chỉ mới IPv6. Hai thế hệ mạng IPv4, IPv6 sẽ cùng tồn tại trong một thời gian rất dài. Trong quá trình phát triển, các kết nối IPv6 sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của IPv4.
Do vậy cần có những công nghệ phục vụ cho việc chuyển đổi từ địa chỉ IPv4 sang địa chỉ IPv6 và đảm bảo không phá vỡ cấu trúc Internet cũng như làm gián đoạn hoạt động của mạng Internet. Những công nghệ chuyển đổi này, cơ bản có thể phân thành ba loại như sau:

Dual-stack: Cho phép IPv4 và IPv6 cùng tồn tại trong cùng một thiết bị mạng.

Công nghệ biên dịch: Thực chất là một dạng thức công nghệ NAT, cho phép thiết bị chỉ hỗ trợ IPv6 có thể giao tiếp với thiết bị chỉ hỗ trợ IPv4.

Công nghệ đường hầm (Tunnel): Công nghệ sử dụng cơ sở hạ tầng mạng IPv4 để truyền tải gói tin IPv6, phục vụ cho kết nối IPv6.

1. Dual-stack:

Dual-stack là cách thức thực thi đồng thời cả hai giao thức IPv4 và IPv6. Thiết bị hỗ trợ cả 2 giao thức IPv4 và IPv6, cho phép hệ điều hành hay ứng dụng lựa chọn một trong hai giao thức cho từng phiên liên lạc (Theo tiêu chuẩn mặc định là ưu tiên cho IPv6 ở nơi có thể sử dụng IPv6).

2. Công nghệ biên dịch:

Để một thiết bị chỉ hỗ trợ IPv6 có thể giao tiếp với một thiết bị chỉ hỗ trợ IPv4, chúng ta cần công nghệ biên dịch.
Công nghệ biên dịch thực chất là một dạng công nghệ NAT, thực hiện biên dịch địa chỉ và dạng thức của mào đầu gói tin, cho phép thiết bị chỉ hỗ trợ IPv6 có thể nói chuyện với thiết bị chỉ hỗ trợ IPv4. Công nghệ phổ biến được sử dụng là NAT-PT. Thiết bị cung cấp dịch vụ NAT-PT sẽ biên dịch lại mào đầu và địa chỉ cho phép mạng IPv6 nói chuyện với mạng IPv4.

ip_vnpro_1

Hình 1. Công nghệ biên dịch NAT-PT

Công nghệ đường hầm:

Địa chỉ IPv6 phát triển khi Internet IPv4 đã sử dụng rộng rãi và có một mạng lưới toàn cầu. Trong thời điểm rất dài ban đầu, các mạng IPv6 sẽ chỉ là những ốc đảo, thậm chí là những host riêng biệt trên cả một mạng lưới IPv4 rộng lớn. Làm thế nào để những mạng IPv6, hay thậm chí những host IPv6 riêng biệt này có thể kết nối với nhau, hoặc kết nối với mạng Internet IPv6 khi chúng chỉ có đường kết nối IPv4. Sử dụng chính cơ sở hạ tầng mạng IPv4 để kết nối IPv6 là mục tiêu của công nghệ đường hầm.

Công nghệ đường hầm là một phương pháp sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có của mạng IPv4 để thực hiện các kết nối IPv6 bằng cách sử dụng các thiết bị mạng có khả năng hoạt động dual-stack tại hai điểm đầu và cuối nhất định. Các thiết bị này “bọc” gói tin IPv6 trong gói tin IPv4 và truyền tải đi trong mạng IPv4 tại điểm đầu và gỡ bỏ gói tin IPv4, nhận lại gói tin IPv6 ban đầu tại điểm đích cuối đường truyền IPv4.

Nói chung, công nghệ đường hầm đã “gói” gói tin IPv6 trong gói tin IPv4 để truyền đi được trên cơ sở hạ tầng mạng IPv4. Tức thiết lập một đường kết nối ảo (một đường hầm) của IPv6 trên cơ sở hạ tầng mạng IPv4.

ip_vnpro_2

Hình 2. Công nghệ đường hầm

Có nhiều công nghệ tạo đường hầm:

Đường hầm bằng tay (manual tunnel): Đường hầm được cấu hình bằng tay tại các thiết bị điểm đầu và điểm cuối đường hầm. Phương thức này có thể được áp dụng với các mạng có ít phân mạng hoặc cho một số lượng hạn chế các kết nối từ xa. Tương tự như trường hợp định tuyến tĩnh trong công nghệ định tuyến, độ linh động và yêu cầu cấu hình nhân công là những hạn chế cơ bản của công nghệ đường hầm cấu hình bằng tay.

Đường hầm tự động (automatic tunnel): Trong công nghệ đường hầm tự động, không đòi hỏi cấu hình địa chỉ IPv4 của điểm bắt đầu và kết thúc đường hầm bằng tay. Điểm bắt đầu và điểm kết thúc đường hầm được quyết định bởi cấu trúc định tuyến. Công nghệ đường hầm tự động điển hình là 6to4, sử dụng thủ tục 41 (protocol 41). Địa chỉ IPv4 của điểm bắt đầu và kết thúc đường hầm được suy ra từ địa chỉ nguồn và địa chỉ đích của gói tin Ipv6. Công nghệ 6to4 hiện nay được sử dụng khá rộng rãi.

Đường hầm cấu hình (configured tunnel): Đường hầm cấu hình là công nghệ đường hầm trong đó các điểm kết thúc đường hầm được thực hiện bằng một thiết bị gọi là Tunnel Broker. Đường hầm cấu hình có độ tin cậy, tính ổn định tốt hơn đường hầm tự động, do vậy được khuyến nghị sử dụng cho những mạng lớn, quản trị tốt. Đặc biệt cho các ISP để cấp địa chỉ IPv6 và kết nối các khách hàng chỉ có đường kết nối IPv4 tới mạng Internet IPv6.

ip_vnpro_3

Hình 3. Kết nối IPv6 với Tunnel Broker

 

The post Các công nghệ chuyển đổi sang IPv6 appeared first on VnPro.

CẢM NHẬN THỰC TẬP – BẠN HỒ NGUYỄN THANH DIỆU

$
0
0

CẢM NHẬN THỰC TẬP – BẠN HỒ NGUYỄN THANH DIỆU

Tôi tên là Hồ Nguyễn Thanh Diệu, hiện đang là sinh viên năm cuối, tại trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM – Hutech, ngành Quản Trị Mạng Máy Tính. Tất cả sinh viên chúng tôi đều phải trải qua kỳ thực tập tại các doanh nghiệp, đó là một trong những điều kiện cuối cùng để bọn tôi chuẩn bị hành trang ra trường. Tôi được biết Trung Tâm Tin Học VnPro là một Trung Tâm lớn, uy tín, đào tạo chuyên gia quản trị mạng Cisco hàng đầu tại Việt Nam.

thanhdieu_vnpro

Bạn Hồ Nguyễn Thanh Diệu – SVTT tại VnPro

Đến với VnPro, tôi được phân công thực tập vào Phòng Kỹ thuật, được anh Đông Khê phụ trách hướng dẫn . Với tôi, việc thực tập tại  VnPro giúp cho tôi có những kinh nghiệm học tập, học hỏi được nhiều điều hay. Đến với VnPro, mọi người ở đây rất thân thiện, cởi mở, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ những bạn sinh viên thực tập như tôi, từ những anh làm Phòng Kĩ Thuật – theo chuyên ngành mà tôi đang thực tập đến các anh chị phòng nhân sự, tài chính và kinh doanh cũng thật sự niềm nở và dễ gần. Đó cũng là môi trường công ty mà tôi mong muốn. Là sinh viên sắp ra trường, tôi luôn muốn tìm được một nơi để có thể học tập và trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình vận dụng những kiến thức mà mình đã được học trong trường và  VnPro là nơi lựa chọ đúng đắn của tôi.

Và thế là với tôi  mỗi ngày thực tập tại VnPro là một điều bất ngờ và thú vị, làm việc và trải nghiệm ở VnPro giúp cho tôi có thêm được nhiều kiến thức hơn trong chuyên ngành của mình và sẽ là cơ hội để tôi tiếp bước trên con đường phát triển sự nghiệp của mình. Tôi cảm ơn VnPro đã tạo điều kiện cho tôi thực tập, đã luôn giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi rất nhiều.

Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tời toàn thể gia đình VnPro đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian qua.

Hồ Nguyễn Thanh Diệu – VnPro

The post CẢM NHẬN THỰC TẬP – BẠN HỒ NGUYỄN THANH DIỆU appeared first on VnPro.

Facebook muốn dùng laser để truyền Internet tốc độ cao tới vùng hẻo lánh

$
0
0

Facebook muốn dùng laser để truyền Internet tốc độ cao tới vùng hẻo lánh

Facebook vừa cho biết họ đang phát triển một hệ thống thu nhận tín hiệu laser chuyên dùng để truyền Internet tốc độ cao. Trong thử nghiệm của mình, hãng đã đạt được tốc độ lên tới 2,1Gbps và trong tương lai Facebook tin rằng con số này sẽ còn tăng lên bằng cách dùng những vật liệu có thể hấp thụ ánh sáng gần dải hồng ngoại hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đang cân nhắc việc sử dụng ánh sáng mà mắt người không nhìn thấy để tăng tốc độ lên cao hơn nữa vì khi đó Facebook có thể đẩy mạnh năng lượng chùm sáng mà không lo đến việc làm hỏng mắt ai đó. Hệ thống này có thể dùng cho cả trong nhà lẫn ngoài trời. Ví dụ, khi đặt trong nhà, nó có thể stream phim HD đến thiết bị di động. Còn khi đặt ngoài trời, laser có thể truyền đi xa cỡ 1km để thiết lập các đường truyền mạng với chi phí thấp. Và bởi vì bộ thu tín hiệu được thiết kế theo kiểu đẳng hướng nên nó có thể tiếp nhận ánh sáng từ hướng nào cũng được.

fblaser_vnpro

Bộ thu nhận tín hiệu laser đẳng hướng do Facebook phát triển. Ảnh bên phải là một dải cảm biến rộng 126 cm vuông kết hợp từ nhiều sợi vải phủ một lớp nhuộm hữu cơ để hấp thu ánh sáng xanh dương và phát ra ánh sáng xa lá.

Việc sử dụng laser để truyền tín hiệu mạng không phải là mới. Trước đây nhiều viện nghiên cứu đã từng thử nghiệm công nghệ tương tự nhưng không nhiều đơn vị có thể đạt tốc độ Gigabit, đặc biệt là khi đem triển khi ngoài đời thực. Một phần là do các diode quang điện dùng để nhận tín hiệu khi đó sẽ cần phải chạy rất nhanh và kích thước cực nhỏ, nhỏ hơn nhiều lần so với một hạt gạo. Ngoài ra, laser cũng sẽ bị phân tán trong quá trình truyền nên sẽ cần các thấu kính hội tụ phức tạp.

Bù lại, việc dùng Internet laser sẽ giúp tiết kiệm chi phí, dễ dàng mở rộng ra những nơi hẻo lánh, đặc biệt không cần phải đăng kí băng tần mạng với chính quyền địa phương như cách mà các mạng viễn thông đang được quản lý. Hiện Facebook cũng đang áp dụng laser để truyền tín hiệu giữa trạm trung tâm với drone, cũng như giữa các drone với nhau, trong dự án dùng máy bay không người lái để phát Internet.

The post Facebook muốn dùng laser để truyền Internet tốc độ cao tới vùng hẻo lánh appeared first on VnPro.

“Điện toán sương mù” và giấc mơ trở lại của 2 cựu vương Cisco & Microsoft

$
0
0

“Điện toán sương mù” và giấc mơ trở lại của 2 cựu vương Cisco & Microsoft

Khái niệm có tên gọi tưởng như… đùa này lại đóng vai trò quyết định tới “bộ não” của điện toán toàn cầu trong tương lai.

Có lẽ bạn đã quen với khái niệm điện toán đám mây (cloud computing). Trong mô hình cloud, các công ty sẽ “thuê” phần mềm, sức mạnh xử lý hoặc dung lượng lưu trữ thay vì phải tự mua phần cứng và cài đặt các dịch vụ cần dùng. Các khoản phí cho điện toán đám mây sẽ được chi trả theo từng tháng tùy thuộc vào mức độ sử dụng thực tế, và Internet sẽ đóng vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp với dịch vụ nội bộ của chính họ.
Dù không còn là một khái niệm mới mẻ, điện toán đám mây vẫn đang tăng trưởng vũ bão. Năm 2016, mảng kinh doanh cloud của Amazon sẽ đạt trị giá 10 tỷ USD. Microsoft bám đuổi quyết liệt đằng sau với mục tiêu đạt doanh thu dự phóng 20 tỷ USD vào năm 2018. Google khẳng định mảng này sẽ còn quan trọng hơn cả miếng ăn chính của công ty – quảng cáo trực tuyến.

Vậy tiếp theo đám mây sẽ là gì? Không phải là “điện toán ánh nắng” như bạn nghĩ, mà là một mô hình do Cisco tiên phong có tên gọi “điện toán sương mù” (“fog computing).

Vào tháng trước, Cisco đã cùng với một loạt các tên tuổi hàng đầu thế giới như Microsoft, ARM và Intel cùng tham gia vào một liên hiệp phát triển fog computing có tên gọi OpenFog. Đến tháng này, OpenFog sẽ tổ chức một hội thảo về mô hình điện toán mới tại Đại học Princton, một trong những tổ chức đi đầu về nghiên cứu “điện toán sương mù”.

“Điện toán sương mù” là gì?

fog_vnpro

Để hiểu được fog computing, đầu tiên bạn cần hiểu được thế nào là điện toán đám mây. Nói một cách dễ hiểu nhất, với đám mây thì phần lớn những thứ bạn cần sẽ được đưa lên mây. Bạn đang sử dụng một ứng dụng web trên máy tính ở nhà, nhưng toàn bộ khâu xử lý dữ liệu sẽ được thực hiện tại một trung tâm dữ liệu khổng lồ nào đó đặt tại Mỹ, Ai-Len hoặc một khu công nghệ cao nào khác.

Nhưng với điện toán sương mù thì các máy tính xử lý sẽ nằm rải rác khắp nơi thay vì tập trung vào một vài trung tâm dữ liệu khổng lồ. Rất có thể các máy tính “não bộ” này sẽ được đặt tại vị trí gần với nơi ở của bạn để giảm thời gian chờ. Nhưng bạn sẽ không bao giờ biết được điều đó, bởi chỉ duy nhất hệ thống “sương mù” là biết được dữ liệu đang được lưu trữ ở vị trí chính xác nào.

Mục đích của Cisco được thể hiện rõ ràng: phần quan trọng nhất của điện toán sương mù không phải là một hệ thống máy tính tập trung mà là một mạng (siêu) máy tính nằm rải rác. Khi số lượng trung tâm dữ liệu gia tăng, các sản phẩm cốt lõi của Cisco là thiết bị mạng sẽ gia tăng doanh số.

Trước đó, Cisco đã bị bỏ lại phía sau khi thế giới dần dần tiến lên mây. Khi khách hàng của Cisco chuyển hạ tầng của mình lên đám mây, họ cũng sẽ dành ít tiền hơn để mua thiết bị mạng. Một số nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Microsoft hay thậm chí là cả các công ty có đám mây riêng lớn như Facebook đã tự sáng chế ra các giải pháp trang thiết bị mạng giá thành rẻ để không phải phụ thuộc vào các công ty như Cisco.

Ngay cả Microsoft dù có thể coi là địch thủ nghiêm túc duy nhất của Amazon trên thị trường cloud computing hiện thời cũng đã từng bị ảnh hưởng xấu của đám mây. Hãy nhớ rằng cho đến tận gần đây Microsoft mới thực sự đẩy mạnh được được dịch vụ như Office 365 và Azure, khi ngay cả đối thủ non trẻ như Salesforce cũng đã có chỗ đứng trên thị trường. Và kể cả với vị trí thứ 2 thì mức doanh thu dự phóng (đem doanh thu 1 thời điểm nhân rộng ra) 10 tỷ USD của Microsoft cũng chẳng là gì so với mức doanh thu thực tế của Amazon Web Services trên một thị trường có doanh thu liên tục thay đổi theo nhu cầu khách hàng như thị trường đám mây.

fog_vnpro_1

Với các nhà cung cấp dịch vụ IT truyền thống như Intel, ARM, Dell và Microsoft, quá trình dịch chuyển từ đám mây lớn sang các trung tâm dữ liệu “sương mù” (nhỏ, rải rác) cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích. Khi các trung tâm dữ liệu nhỏ trở nên phổ biến, doanh số chip hay bản quyền dịch vụ cũng sẽ gia tăng, đồng thời sự phụ thuộc vào các khách hàng cỡ lớn cũng được giảm thiểu.

Đường dài đến thành công

Sự hậu thuẫn của các tên tuổi hàng đầu như Cisco hay Intel không đảm bảo rằng fog computing sẽ sớm trở nên phổ biến trong tương lai. Thực tế, cái tên “điện toán sương mù” còn khá mới lạ, nhưng khái niệm “điện toán phân tán” thì đã có từ rất lâu rồi.

Nhiều năm trước, một tập đoàn lớn có tên Sun Microsystems đã từng đưa ra khẩu hiệu rằng “mạng kết nối là chiếc máy tính”. Đến năm 2010, Sun bị bán lại cho Oracle, một công ty cho tới giờ vẫn nằm ở top cuối trong cuộc đua lên đám mây.

Những người làm việc trong lĩnh vực điện toán đám mây sẽ khẳng định với bạn rằng lĩnh vực này vẫn còn rất non trẻ và sẽ tồn tại vĩnh viễn. Điều đó là sự thật. Nhiều người tin rằng các đám mây sẽ ngày một phình to và quan trọng hơn trước.

Nhưng ngành điện toán không hoạt động theo cách tuyến tính như vậy. Đây là một vòng tròn lặp đi lặp lại: máy tính khởi đầu là các thiết bị tập trung (máy đục lỗ) trở thành phân tán (PC và máy chủ), đến giờ lại trở nên tập trung (đám mây). Xu hướng tiếp theo sẽ là phân tán.

Tại sao điều này lại xảy ra? Mỗi mô hình điện toán mới sẽ góp phần giải quyết vấn đề của mô hình cũ. Đám mây của ngày nay giúp các công ty không phải duy trì các vấn đề chi phí phần cứng gắn liền với máy chủ riêng biệt, nhờ đó tiết kiệm được chi phí dữ liệu.

Nhưng đến thời điểm nhu cầu điện toán gia tăng, ví dụ như vào kỳ nghỉ lễ cuối năm, hiện tượng thắt cổ chai hoàn toàn có thể xuất hiện. Việc một số ít các trung tâm dữ liệu hoặc một số ít các nhà cung cấp nắm giữ các phần quá lớn của đám mây cũng có thể gây ra hiện tượng độc quyền.

Khi chia nhỏ và phân tán các trung tâm dữ liệu, các vấn đề này không chỉ được giải quyết tốt hơn mà chất lượng dịch vụ cũng được cải thiện, do khoảng cách vật lý từ người dùng đến máy chủ sẽ được giảm thiểu.

fog_vnpro_2

Đây sẽ là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong thời đại Internet of Things – khi chúng ta sẽ có hàng trăm tỷ thiết bị từ nhỏ tới lớn, từ đơn giản tới phức tạp tham gia vào “mạng Internet dành cho vạn vật”. Dĩ nhiên, hướng đi mới cũng mang lại những vấn đề mới, và các ông lớn như Cisco hay Microsoft sẽ phải đi đầu giải quyết vấn đề đó.

Nhưng công nghệ luôn luôn vượt qua những khó khăn không tưởng, và điện toán sương mù rất có thể là xu hướng tiếp theo của thế giới số. Ngược lại, chính công nghệ này cũng có thể không bắt kịp với các công nghệ mới lạ thậm chí còn siêu việt hơn nữa, ví dụ như điện toán lượng tử chẳng hạn.

Dù sao, cũng giống như tên gọi, xu hướng điện toán sương mù vẫn còn rất nhiều điều ẩn giấu. Người ta có thể chỉ ra “sương mù” là điều nối tiếp “đám mây”, nhưng gần như tất cả mọi người đều đang “mù mờ” về xu hướng này.

The post “Điện toán sương mù” và giấc mơ trở lại của 2 cựu vương Cisco & Microsoft appeared first on VnPro.

VNPRO TỔ CHỨC HỌP ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG TRỰC TUYẾN

$
0
0

VNPRO TỔ CHỨC HỌP ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG TRỰC TUYẾN

Nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của chương trình CCNA trực tuyến cũng như chuẩn bị cho kế hoạch triển khai đào tạo CCNP và khóa chuyên đề trực tuyến… Ngày 27/10 vừa qua VnPro đã tiến hành tổ chức buổi họp với sự tham gia của Ban Giám Đốc và các phòng ban.

img_9449

Toàn cảnh buổi họp tại VnPro

Trong buổi họp các vấn đề về chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, chất lượng giảng viên được thảo luận nhằm mục đích tìm ra giải pháp tối ưu nhất để nâng cao chất lượng của khóa học CCNAX trực tuyến.

Qua buổi họp Ban Giám Đốc và các phòng ban đã thống nhất về việc nâng cấp các trang thiết bị như camera, micro, phòng chuyên dụng theo tiêu chuẩn quốc tế cho đào tạo trực tuyến. Việc nâng cấp này sẽ được xúc tiến triển khai cho lớp CCNAX trực tuyến tiếp theo được khai giảng tại VnPro vào ngày 15/11/2016.

VnPro mong rằng với việc nâng cấp chất lượng dịch vụ của khóa học trực tuyến như vậy sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của cộng đồng mạng.

Bộ phận Marketing – Phòng Kinh Doanh

The post VNPRO TỔ CHỨC HỌP ĐẨY MẠNH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO QUẢN TRỊ MẠNG TRỰC TUYẾN appeared first on VnPro.

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI TRỞ THÀNH CHUYÊN VIÊN VOICE – THẦY PHẠM QUỐC CƯỜNG

$
0
0

Trong chuyên mục Mỗi Tuần Một Nhân Vật kỳ này chúng ta sẽ cùng trao đổi với thầy Phạm Quốc Cường một trong những chuyên gia hàng đầu về Collaboration cũng là một trong những giảng viên rất tâm huyết của VnPro.

IMG_67001

Thầy Phạm Quốc Cường trong một buổi chia sẻ về Collaboration

PV VnPro: Chào thầy Cường! Rất cám ơn thầy đã dành thời gian tham dự chương trình mỗi tuần một nhân vật kỳ này.

Thầy Phạm Quốc Cường: Chào mọi người, mình rất vui khi được tham dự chương trình kỳ này. Mình theo dõi chương trình này cũng một thời gian, không ngờ hôm nay được trở thành nhân vật chính. Rất cám ơn VnPro đã tạo điều kiện để mình có thể chia sẻ thêm với cộng đồng.

PV VnPro: Vâng! Chắc chúng ta đi vào chủ đề chính của buổi ngày hôm nay luôn nha thầy. Thầy có thể giới thiệu sơ về mình cho các bạn học viên biết được không thầy?

Thầy Phạm Quốc Cường: Mình là Phạm Quốc Cường, hiện tại mình đang làm việc tại FPT Information System (Bộ phận FIS-ENT). Công việc chính của mình là quản lý và triển khai các hệ thống cho khách hàng rất nhiều mảng trong đó bao gồm cả Security, Route & Switch, … Nhưng trọng tâm và chuyên môn nhất là Voice và Video. Đồng thời mình cũng là giảng viên tại VnPro chuyên về mảng Voice hiện tại và sắp tới sẽ là Collaboration.

PV VnPro: Vậy ngay từ thời điểm ban đầu thầy đã lựa chọn Voice là lĩnh vực chính để theo đổi cho đến hôm nay?

Thầy Phạm Quốc Cường: Không hẳn hoàn toàn là như thế. Vì khi vào làm tại FIS mình đảm nhận khá nhiều công việc, đồng thời lúc này team về Voice chưa ai phụ trách, mình thấy nó cũng khá hay nên quyết định nhận trách nhiệm vào thời điểm đó. Sau một thời gian đầu khá là khó khăn khi phải vừa học vừa làm để trau dồi và cập nhật kiến thức. Mình nhận ra rằng, mình và Voice vừa có duyên vừa có phận và đó cũng là lý do mình theo đuổi nghề này đến tận ngày hôm nay.

PV VnPro: Vậy thưa thầy, nói về nhu cầu nhân sự về lĩnh vực Voice nói riêng và Collaboration nói chung là như thế nào vậy thầy?

Thầy Phạm Quốc Cường: Về thị trường hiện tại, mình có thể khẳng định đây là một trong những lĩnh vực khá là HOT và nhu cầu về nhân sự là có. Vì hiện tại rất nhiều doanh nghiệp yêu cầu khi tuyển dụng có chứng chỉ CCNA Voice (bây giờ là chứng chỉ Collaboration). Đồng thời như bạn thấy hiện nay doanh nghiệp mở rộng chi nhánh khắp nơi trên toàn quốc thì việc trong tương lai gần các doanh nghiệp Việt Nam triển khai đồng bộ hóa hệ thống Collaboration là điều tất yếu.

PV VnPro: Thưa thầy, theo em được biết thì Cisco đã gom 2 hệ thống chứng chỉ là Voice và Video trở thành Collaboration. Vậy thì Collaboration có gì khác biệt so với 2 hệ thống chứng chỉ kia vậy thầy?

Thầy Phạm Quốc Cường: Trước tiên, Collaboration chính là sự kết hợp của cả Voice và Video. Tiếp đến cũng là điều quan trọng nhất chính là tính khả dụng cao. Tại sao lại nói như vậy? Bởi vì ngoài việc triển khai các hệ thống thoại, hình ảnh thì collaboration còn giúp tích hợp các hệ thống như là: camera giám sát, đào tạo trực tuyến, chẩn đoán và phẫu thuật từ xa (ngành y), và các hệ thống tích hợp Video Over IP khác.

Bạn cứ thử tưởng tượng trong một thành phố của kỷ nguyên ICT thì mọi người không cần sử dụng các hệ thống truyền thông dạng cũ nữa mà là hệ thống truyền thông thông minh kết nối mọi người lại với nhau. Doanh nghiệp với doanh nghiệp, cá nhân với doanh nghiệp, cá nhân với cá nhân. Đến một thời điểm nào đó chỉ với một chiếc điện thoại bạn có thể họp mặt ở bất cứ nơi nào, bất cứ ở đâu chỉ cần 1 nút bấm.

PV VnPro: Thưa thầy, em thấy hiện tại điện thoại thông minh với các App tích hợp cho phép người dùng trò chuyện với nhau và gặp nhau trực tiếp. Vậy tại sao doanh nghiệp không sử dụng cách này mà phải tốn kém xây dựng một hệ thống Collaboration như vậy?

Thầy Phạm Quốc Cường: Rất đơn giản, đó chính là thương hiệu của 1 doanh nghiệp. Giả sử, anh là một công ty lớn, một tập đoàn đa quốc gia. Nhưng lại sử dụng một phần mềm trên điện thoại di động, thiếu sự bảo mật cần thiết. Chưa kể nếu doanh nghiệp là một ngân hàng thì sao, thông tin có 1 sự sơ suất nhỏ bị lọt ra ngoài sẽ dẫn đến hệ quả vô cùng nghiêm trọng.

Chưa kể khi đầu tư một hệ thống Collaboration sẽ giúp cho việc kết nối giữa các doanh nghiệp tốt hơn về khía cạnh thương mại hóa. Có thể nói với Collaboration khoản cách giữa các doanh nghiệp trên toàn thế giới sẽ được xóa bỏ.

PV VnPro: Quá tuyệt vời thưa thầy! Vậy thì ai sẽ học được CCNA Collaboration vậy thầy? Có cần những yêu cầu gì vậy thầy?

Thầy Phạm Quốc Cường: Trước khi trả lời câu hỏi của bạn, mình muốn các bạn tự hỏi xem mình học để làm gì?

Nếu các bạn học để sử dụng như một End User hoặc để đi bán hàng thì bạn cũng có thể học được mà trước đó có thể chưa biết gì về quản trị mạng hoặc chưa từng học qua CCNA. Hiện tại và trước đây mình từng hướng dẫn cho một số anh/chị đang làm việc trong lĩnh vực quản trị dự án xây dựng, trang trí nội thất về chương trình CCNA Voice. Cái họ cần là biết về hệ thống này có thể làm được gì và cách thức vận hành ra sao cũng như sự cần thiết trong doanh nghiệp như thế nào là đủ.

Còn nếu các bạn học để trở thành một chuyên viên hoặc xa hơn nữa là trở thành chuyên gia thực sự trong lĩnh vực này thì tốt nhất nên hoàn thành khóa học CCNAX.

PV VnPro: Rất cám ơn những chia sẻ nhiệt tình và đầy tâm huyết của thầy trong buổi trò chuyện ngày hôm nay!

Thầy Phạm Quốc Cường: Cám ơn VnPro đã tạo điều kiện cho mình có cơ hội chia sẻ. Rất hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp cho các bạn có những định hướng rõ ràng cho tương lai của mình.

 

Khóa học CCNA Voice sắp tới sẽ được khai giảng tại VnPro vào ngày 17/11/2016.

Tìm hiểu thêm về khóa học CCNA Voice: http://www.vnpro.vn/dao-tao/voice/ccna-voice/

Liên hệ:

TRUNG TÂM TIN HỌC VNPRO

149/1D Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

ĐT: 083 5124 257 | Email: vnpro@vnpro.org

Website: www.vnpro.vn

Fanpage: www.facebook.com/VnPro

Video Channel: www.youtube.com/c/trungtamtinhocVnPro

Bộ phận Marketing – Phòng Kinh Doanh

The post NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI TRỞ THÀNH CHUYÊN VIÊN VOICE – THẦY PHẠM QUỐC CƯỜNG appeared first on VnPro.

Nokia lắp đường Internet cáp quang 52,5Gb/giây tại Hàn Quốc

$
0
0

12

Nokia vừa hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ SK Broadband để lắp đặt một đường truyền Internet tại một căn hộ ở Seoul với băng thông không tưởng, 52,5Gb/giây. Đó là một con số vô cùng lớn và tốc độ mà nó đem lại cho người dùng cũng vậy, để dễ hình dung thì dịch vụ đường truyền cáp quang của Google tại Mỹ cũng chỉ có gói khoảng là 1Gb/giây mà thôi.

52,5 Gigabit/giây là băng thông lý tưởng của đường truyền cáp quang dành cho các cư dân của căn hộ may mắn này, dù không phải mọi người đều có thể sử dụng Internet với tốc độ không tưởng đó. Với cách làm của Nokia, các nhà cung cấp mạng Internet có thể bổ sung nhiều công nghệ quang vào đường truyền có sẵn chứ không hoàn toàn là lắp đặt mới.

Nokia chọn Hàn Quốc để thử nghiệm đường truyền Internet 52,5Gb/giây một phần bởi chính phủ nước này có nỗ lực đưa Internet với băng thông cỡ gigabit cho mọi người dân vào năm 2020. Tại Mỹ, để sử dụng cáp quang 1Gb/giây của Google Fiber người dùng phải tốn khoảng 250 USD mỗi tháng. Hầu hết các đường truyền cáp quang phổ biến hiện nay đều có băng thông chỉ vào khoảng vài chục tới vài trăm Mb/giây mà thôi.

Nguồn: Engadget

The post Nokia lắp đường Internet cáp quang 52,5Gb/giây tại Hàn Quốc appeared first on VnPro.


LỊCH KHAI GIẢNG VNPRO THÁNG 11/2016

$
0
0

LỊCH KHAI GIẢNG VNPRO THÁNG 11/2016

lkgvnpro_t11_25102016

dang-ky

QUYỀN LỢI HỌC VIÊN KHI HỌC TẠI VNPRO

Học và thực hành LAB trên các thiết bị Cisco hiện đại nhất; hiện đang được sử dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp theo đúng tiêu chuẩn hãng.

Phòng học với các trang thiết bị hỗ trợ hiện đại kết nối internet chất lượng cao.

Tài liệu học tập do chính đội ngũ giảng viên VnPro biên soạn (VnPro là trung tâm duy nhất biên soạn sách LabPro bằng Tiếng Việt).

Được học tập dưới sự giảng dạy của đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn lớn trong cả nước. Có nghiệp vụ sư phạm tốt và đạt chứng chỉ từ CCIE R&S trở lên.

Thực hành Lab online MIỄN PHÍ.

Chứng nhận hoàn thành khoá học do Vnpro cấp có giá trị cao khi đi phỏng vấn tại công ty, tập đoàn lớn ở Việt Nam (Điều kiện: tham gia đầy đủ 80% thời lượng học phần và thi đậu kỳ thi cuối khoá).

Ưu tiên chuyển tiếp hồ sơ đến các doanh nghiệp là đối tác tuyển dụng của VnPro.

Tham gia các sự kiện hội thảo, ôn tập, ngày hội tuyển dụng do VnPro tổ chức hoàn toàn MIỄN PHÍ.

The post LỊCH KHAI GIẢNG VNPRO THÁNG 11/2016 appeared first on VnPro.

Lịch Sự Kiện Tháng 11 & 12 Năm 2016 Tại VnPro

$
0
0

Lịch Sự Kiện Tháng 11 & 12 Năm 2016 Tại VnPro

Tháng 11:

Tuần 1 – 31/10 – 5/11: Lớp đào tạo Voice căn bản miễn phí.

Tuần 2 –  7/11 – 12/11: Hội thảo chuyên đề.

Tuần 3 – 14/11 – 19/11: Ôn tập Route

Tuần 4 – 21/11 – 26/11: Ra mắt sách CCNP LabPro Route 2016.

Tháng 12:

Tuần 1: 28/11 – 03/12: Sự kiện định hướng nghề nghiệp cho sinh viên SPKT.

Tuần 2: 05/12 – 10/12: Ôn tập CCNAX.

Tuần 3: 17/12: Big Event – Trò chuyện cùng chuyên gia cuối năm.

VnPro

 

The post Lịch Sự Kiện Tháng 11 & 12 Năm 2016 Tại VnPro appeared first on VnPro.

Giới thiệu các công nghệ không dây của Cisco

$
0
0

Giới thiệu các công nghệ không dây của Cisco

Lựa chọn các giải pháp không dây của Cisco
Giải pháp không dây của Cisco có thể được phân loại thành hệ thống hoạt động độc lập (Stand-alone) và hệ thống quản lý tập trung nhiều Cisco Aironet Access Point bằng cách sử dụng một bộ điều khiển không dây Cisco (Controller-based).

tinhhoa-net-rzvkpa-20151208-cong-nghe-moi-cua-verizon-co-the-gay-tham-hoa-cho-mang-wifi-the-gioi

Giải pháp không dây Stand-alone thích hợp để triển khai trên quy mô nhỏ. Cisco Aironet Access Points cung cấp chức năng bảo mật chặt chẽ cần thiết cho các doanh nghiệp sử dụng công nghệ Lan không dây, bao gồm các chức năng máy chủ chứng thực cục bộ cho phép một hệ thống xác thực được triển khai mà không cần tốn thêm chi phí cho một máy chủ xác thực chuyên dụng khác, cũng như các chức năng để phát hiện các điểm truy cập trái phép. Tuy nhiên, xử lý lưu lượng thời gian thực có thể trở nên không hiệu quả vì mỗi Cisco Aironet Access Point phải được cấu hình / quản lý riêng rẽ và các chức năng quản lý (như xác thực người dùng và bảo mật) được xử lý bởi chính các Cisco Aironet Access Points. Vì lý do này, các vấn đề hiệu suất hoạt động quản lý có thể có khả năng phát sinh tùy thuộc vào kích thước mạng và yêu cầu. Do đó, nó được khuyến khích để triển khai mô hình controller-based nếu có ba hoặc nhiều hơn Cisco Aironet Access Points đang được sử dụng hoặc có thể được sử dụng trong tương lai. Việc chuyển từ độc lập sang quản lý controller-based của các Cisco Aironet Access Points được hỗ trợ thông qua một công cụ nâng cấp phần mềm miễn phí.

Giải pháp không dây controller-based quản lý Cisco Aironet Access Points tập trung sử dụng một bộ điều khiển không dây Cisco, thay vì cấu hình và quản lý chúng riêng rẽ. Khối lượng công việc của các quản trị mạng có thể được giảm đáng kể cũng như Cisco Aironet Access Points ở xa cũng được quản lý bởi giải pháp này. Các chức năng quản lý được xử lý bởi bộ điều khiển không dây Cisco, tạo điều kiện cho các điểm truy cập Cisco Aironet để tập trung hoàn toàn vào việc xử lý lưu lượng truy cập thời gian thực. Nó cũng cung cấp một số lợi ích khác như cân bằng tải và dự phòng đối ứng của Cisco Aironet Access Point, đáp ứng động và nhanh chóng với những thay đổi trong môi trường mạng Lan không dây guest-only.

Công nghệ Cisco Client Link

Trong một môi trường hỗn hợp với các client có tốc độ thấp (ví dụ như IEEE 802.11 a/g client) và các client tốc độ cao (ví dụ như IEEE 802.11 n /ac client), hiệu suất truyền thông của toàn bộ mạng Lan không dây sẽ bị kéo xuống bởi các khách hàng chậm.

Công nghệ Cisco client link được cài đặt trên Cisco Aironet Access Points sử dụng chức năng mở rộng xử lý tín hiệu, được nhúng trong các chipset, để phân tích các tín hiệu truyền thông uplink nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của client tốc độ thấp. Cisco link 2.0 được cài đặt trên Aironet Cisco 1600/ 2600/ 3600 và client link Cisco 3.0 cài đặt trên Aironet Cisco 1570/2700/3700 series sử dụng ăng-ten thứ ba hoặc thứ tư của các Access Point để nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông của IEEE 802.11n client tương thích hỗ trợ lên đến ba dòng dữ liệu, bao gồm cả iPhone, iPad, máy tính xách tay mới nhất. Trong Cisco Client Link 3.0, hiệu quả hoạt động truyền thông của client tương thích IEEE 802.11ac có thể được tăng cường mà không cần phải cài đặt phần cứng hoặc phần mềm đặc biệt trên phía client.

Công nghệ Cisco Clean Air

Cisco Clean Air là công nghệ mới cho giải pháp không dây controller-based, nó cho phép xây dựng tự phục hồi, môi trường Lan không dây tự tối ưu hóa.

Trong công nghệ thông thường, các quản trị mạng cần phải di chuyển xung quanh mang theo một máy tính xách tay trang bị cảm biến để xác định nguồn gốc của nhiễu sóng radio. Trong Cisco Clean Air, Cisco Aironet Access Point được xây dựng với ASIC (một chip tùy chỉnh chuyên dụng) phục vụ cho vai trò của một công cụ đo lường và một bộ phân tích cho môi trường không dây; và các dữ liệu thu được từ các điểm truy cập Cisco Aironet được trình bày một cách trực quan. Điều này cho phép các chuyên viên quản trị mạng xác định nguyên nhân của vấn đề và sửa chữa kịp thời và hiệu quả. Công nghệ này cũng cung cấp các chức năng quản lý nguồn tài nguyên không dây mà làm giảm bớt các vấn đề bằng cách tự động tối ưu hóa các dãy tần số sau khi phát hiện một nhiễu sóng radio.

Cisco Clean Air có thể được thực hiện cho các sản phẩm sau:

– Cisco Aironet 1550/1570/1600/1700/2600/2700/3600/3700 Series: thu thập dữ liệu bằng cách phát hiện và phân loại các nhiễu vô tuyến trong mạng Lan không dây

– Bộ điều khiển không dây Cisco: phân tích các dữ liệu thu thập được để xác định nguyên nhân và tự động tối ưu hóa toàn bộ mạng Lan không dây

– Cisco Mobility Service Engine (MSE): theo dõi các thiết bị không dây Lan và thu thập các thông tin vị trí và phạm vi giao thoa sóng

– Cisco Prime Infrastructure: hình dung toàn bộ môi trường Lan không dây.

The post Giới thiệu các công nghệ không dây của Cisco appeared first on VnPro.

ĐÔNG ĐẢO KHÁCH MỜI HÀO HỨNG THAM GIA LỚP HỌC MẠNG CĂN BẢN MIỄN PHÍ TẠI VNPRO

$
0
0

ĐÔNG ĐẢO KHÁCH MỜI HÀO HỨNG THAM GIA LỚP HỌC MẠNG CĂN BẢN MIỄN PHÍ TẠI VNPRO

Vừa qua vào ngày 29/10/2016 tại VnPro đã diễn ra buổi đào tạo mạng căn bản miễn phí dành cho sinh viên CNTT, Điện Tử – Viễn Thông trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Buổi đào tạo đã thu hút được đến hơn 70 sinh viên đăng ký tham dự.

img_9529

Toàn cảnh lớp đào tạo mạng căn bản tại VnPro

Với 14 năm đào tạo và nghiên cứu quản trị mạng Cisco, VnPro thường xuyên tổ chức các các lớp học miễn phí,  dành cho sinh viên có đam mê về quản trị mạng. Lớp Đào Tạo Mạng Căn Bản lần này nhằm mục tiêu cung cấp và phổ biến thêm kiến thức về mạng máy tính cho sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành CNTT và Điện Tử – Viễn Thông.

img_9533

Mr Thanh Phong nhiệt tình hướng dẫn tại buổi học

VnPro hy vọng khóa học mạng căn bản miễn phí này sẽ tạo tiền đề cho các bạn sinh viên có thể tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về quản trị mạng trong tương lai.

Bộ phận Marketing – Phòng Kinh Doanh

The post ĐÔNG ĐẢO KHÁCH MỜI HÀO HỨNG THAM GIA LỚP HỌC MẠNG CĂN BẢN MIỄN PHÍ TẠI VNPRO appeared first on VnPro.

THƯ MỜI THAM DỰ LỚP ĐÀO TẠO VOICE CĂN BẢN MIỄN PHÍ

$
0
0

THƯ MỜI THAM DỰ LỚP ĐÀO TẠO VOICE CĂN BẢN MIỄN PHÍ

CCNA Voice (CCNA Collaboration) là một trong những chứng nhận về việc quản lý, triển khai các công nghệ điện thoại trên nền IP như tổng đài IP PBX, điện thoại IP, thiết bị cầm tay, điều khiển cuộc gọi và giải pháp hộp thư thoại.

Hiện nay, nhu cầu về nhân sự của doanh nghiệp về chuyên viên, kỹ sư Voice hết sức bức thiết. Với sứ mệnh chia sẻ và xây dựng cộng đồng quản trị mạng vững mạnh cả về chất và lượng, VnPro tổ chức lớp đào tạo “Voice Căn Bản Miễn Phí” dành cho sinh viên, kỹ sư đam mê và mong muốn theo đuổi lĩnh vực đang rất HOT này.

CCNA Voice

Lớp học được giảng dạy bởi những chuyên viên Voice(Collaboration) đồng thời cũng là giảng viên của VnPro.

Đăng ký Online: http://www.vnpro.vn/dang-ky-tham-du-lop-dao-tao-voice-can-ban-mien-phi/

Thời gian: 8h30 ngày 05/11/2016

Địa điểm: Trung Tâm Tin Học VnPro – 149/1D Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh.

LỚP HỌC HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ.

Liên hệ:

TRUNG TÂM TIN HỌC VNPRO

149/1D Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

Điện Thoại: 083 5124 257 | Email: vnpro@vnpro.org

Website: www.vnpro.vn

Facebook Fanpage: www.facebook.com/VnPro

Youtube Channel: www.youtube.com/c/TrungTamTinHocVnPro

Hoặc liên hệ tư vấn:

Ms.Lê Uyên: 0903 834 636 – Email: tranleuyen@vnpro.org

The post THƯ MỜI THAM DỰ LỚP ĐÀO TẠO VOICE CĂN BẢN MIỄN PHÍ appeared first on VnPro.

VNPRO TRAO HỌC BỔNG CHO HỌC VIÊN XUẤT SẮC TRONG THÁNG 9-10/2016

$
0
0

VNPRO TRAO HỌC BỔNG CHO HỌC VIÊN XUẤT SẮC TRONG THÁNG 9-10/2016

phattai_vnpro

Thầy Đức Phương trao học bổng cho anh Phát Tài

lyquang_vnpro

Anh Lý Quãng nhận học bổng từ VnPro

quangdung_vnpro

Ms. Lê Uyên trao học bổng cho anh Quang Dũng

duyquang_vnpro

Thầy Đức Phương trao học bổng cho bạn Duy Quang

quocvinh_vnpro

Thầy Đông Khê trao học bổng cho bạn Quốc Vinh

tuanphuong_vnpro

Bạn Tuấn Phương nhận học bổng từ VnPro

Bộ phận Marketing – Phòng Kinh Doanh

The post VNPRO TRAO HỌC BỔNG CHO HỌC VIÊN XUẤT SẮC TRONG THÁNG 9-10/2016 appeared first on VnPro.

Cảm Nhận Thực Tập – Bạn Phạm Thanh Phong

$
0
0

Cảm Nhận Thực Tập – Bạn Phạm Thanh Phong

Thấm thoát thời gian 7 tuần thực tập của tôi trôi qua thật là nhanh, cũng là lúc tôi sắp kết thúc kỳ thực tập tại Trung tâm tin học VnPro. Một khoảng thời gian tuy ít ỏi chỉ gần hai tháng nhưng đầy quý báu để tôi được học hỏi, tích lũy những kinh nghiệm bổ ích  trước khi tốt nghiệp ra trường và tìm kiếm công việc riêng cho mình.

thanhphong_vnpro

Bạn Phạm Thanh Phong – SVTT tại VnPro

Là sinh viên năm ba, ngành truyền thông mạng máy tính tại trường Cao đẳng công nghệ thủ đức. Từ nhỏ tôi có một sự đam mê công nghệ rất nhiều. Vì vậy khi được học đúng nghành của mình tôi luôn có sự chăm chỉ và học hành tốt để sau này có công việc ổn định và nó thỏa mãn được niềm đam mê từ nhỏ của tôi. Sau 3 năm miệt mài học hành cuối cùng cũng đến kỳ thực tập doanh nghiệp.Tôi được may mắn thực tập tại trung tâm tin học VnPro một trung tâm đào tạo chuyên gia quản trị mạng Cisco hàng đầu tại Việt Nam. Tôi rất là vui vì mình sẽ được làm việc thực tế tại doanh nghiệp mong nó đến thật là sớm. Nhưng kèm theo niềm vui là sự lo lắng, hoang mang vì lo lắng lần đầu thực tập tôi không biết nơi đó sẽ như thế nào,, hoang mang với đống kiến thức tại trường liệu nó có thực sự đầy đủ để tôi bắt đầu làm việc không ? Tôi trăn trở lo lắng rất là nhiều.

Tôi mang sự lo lắng đó vào ngày đầu tiên thực tập đó là tháng chín lúc đến của tôi rất là run, nhưng khi tôi bước vào mọi thứ thứ thật khác với cách người ta nói về một công ty về sự lạnh lùng của nhân viên. Tại đây tôi gặp nụ cười thân thiện, và sự cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ và chia sẽ của các anh chị và các thầy làm tôi bớt đi sự lo lắng, những cảm xúc bây giờ trong tôi bây giờ chỉ là niềm vui niềm hạnh phúc của một cậu sinh viên ngày đầu thực tập giờ đây nơi này là niềm động lực để tôi cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Đến với VnPro tôi được thực tập tại phòng kỹ thuật tôi được các anh trong phòng kỹ thuật nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình, được trò chuyện được các anh chia sẽ kinh nghiệm sống và cũng như kinh nghiệm làm việc của các anh cho tôi. Ngày qua ngày tôi dần quen với công việc, trải nghiệm được môi trường thực tế, mỗi ngày tôi đều có một công việc mới tôi rất là vui khi mình được tiếp xúc thực tế dần dần cái cảm giác lo lắng hồi đầu không còn nữa tôi làm quen được với môi trường mới nó giúp tôi học được rất là nhiều điều những điều mới mà không có trong sách vở hay trường lớp nào dạy. Giờ đây tôi thấy mình trưởng thành hơn trong cách làm việc cũng như môi trường làm việc. Tôi nghĩ mình thật là may mắn khi được thực tập ở VnPro, nơi đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập cùng với sự giúp đỡ chia sẽ rất nhiều.Tôi hi vọng sau này tôi bước tới VnPro không phải là một sinh viên thực tập nữa mà là một thành viên trong gia đình VnPro. Dù biết kỳ thực tập của mình sắp hết sắp tạm biệt VnPro nhưng tôi muốn nó kéo dài thật là lâu để tôi được làm việc chung với các anh chị, các thầy.Tôi sẽ nhớ mãi nơi này nơi đầy sự thân thiện,vui vẻ và nhiệt tình giúp đỡ của tất cả mọi người.

Xin chào tạm biệt và rất cảm ơn tất cả các anh chị, các thầy đỡ giúp đỡ em rất nhiều trong kỳ thưc tập vừa qua xin chúc VnPro ngày càng phát triển.

Phạm Thanh Phong-VnPro

The post Cảm Nhận Thực Tập – Bạn Phạm Thanh Phong appeared first on VnPro.


VNPRO NÂNG CẤP VÀ BỔ SUNG THÊM PHÒNG HỌC

$
0
0

VNPRO NÂNG CẤP VÀ BỔ SUNG THÊM PHÒNG HỌC

Để phục vụ cho nhu cầu học tập, theo đuổi đam mê của cộng đồng quản trị mạng, đồng thời cũng để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo. Tháng 10/2016 vừa qua phòng Kỹ Thuật VnPro đã cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới thêm hệ thống phòng học các hiện có. Trong đó có phòng học 02 được xây dựng và trang thiết bị mới hoàn toàn, phòng học 01 được nâng cấp bổ sung thêm trang thiết bị nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho học viên học tập, nghiên cứu.

img_0050

Hình ảnh Phòng 01 đã  được nâng cấp

img_9571

Lớp Tshoot P312 – Mr. Đức Phương học tại phòng 01 vừa nâng cấp

img_9550

Phòng 02 vừa được xây dựng mới với sức chứa hơn 20 Học Viên

img_9582

Lớp CCNAX A73 – Mr Vũ Linh học tại phòng 02 vừa mới xây dựng

Với hơn 14 năm xây dựng và phát triển thương hiệu Trung Tâm Đào Tạo Quản Trị Mạng hàng đầu Việt Nam, VnPro luôn cố gắng mang đến những dịch vụ có chất lượng tốt nhất dành cho học viên VnPro nói riêng và cộng đồng quản trị mạng nói chung.

Bộ phận Marketing – Phòng Kinh Doanh

The post VNPRO NÂNG CẤP VÀ BỔ SUNG THÊM PHÒNG HỌC appeared first on VnPro.

CÁC LỚP KHAI GIẢNG TRONG THÁNG 10/2016 TẠI VNPRO

$
0
0

CÁC LỚP KHAI GIẢNG TRONG THÁNG 10/2016 TẠI VNPRO

Bạn muốn trở thành chuyên gia thực sự trong lĩnh vực quản trị mạng không?

Bạn có muốn tìm được một công việc phù hợp với mức đãi ngộ tốt nhất sau khi học xong?

Tham gia các khóa học Network Cisco tại VnPro bạn sẽ được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để bắt tay vào làm việc thực tế gần như là ngay lập tức.

Sau khi hoàn tất khóa học bạn sẽ triển khai được hệ thống mạng doanh nghiệp, ISP, Ngân hàng.

Các lớp khai giảng tại VnPro trong tháng 10/2016 vừa qua:

img_9252

Lớp đào tạo nghiệp nghiệp vụ cho cán bộ Công ty BSR – Mr. Hoàng Long

img_9294

Lớp CCNAX (Tối 3-5-7) – Mr. Đông Khê

img_9577

Lớp CCNAX (tối 2-4-6) – Mr. Hoàng Long

img_9573

Lớp CCNP Route (tối 3-5-7) – Mr. Hoàng Long

img_9335

Lớp CCNAX (Sáng 2-4-6) – Mr. Quốc Kỳ

img_9571

Lớp CCNP Tshoot (tối 3-5-7)- Mr. Đức Phương

ccna_mrducphuong

Lớp CCNAX (tối 2-4-6) – Mr. Đức Phương

Tại VnPro có tất cả những điều bạn cần:

– Hàng tuần thường xuyên khai giảng các lớp học ở mọi cấp độ với thời gian linh hoạt.

– Chi phí hợp lý.

– Được thực hành trên các thiết bị thật.

– Thực hành Lab ngay tại nhà với Lab online miễn phí.

– Học Online qua kênh: http://www.vnpro.vn/kenh-video/ 

– Được hỗ trợ kỹ thuật miễn phí qua diễn đàn www.vnpro.org

– Phát giáo trình miễn phí trước khoá học.

– Hỗ trợ kỹ thuật, bài học từ giảng viên phụ trách lớp học.

– Và rất nhiều hội thảo chuyên đề miễn phí.


Xem thêm các lớp sắp khai giảng tại VnPro :

LỊCH KHAI GIẢNG VNPRO THÁNG 11/2016

TRUNG TÂM TIN HỌC VNPRO

149/1D Ung Văn Khiêm, P.25, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM

Điện thoại:(84.8) 35124257

Website: www.vnpro.vn

Email: vnpro@vnpro.org

Fanpage: www.facebook.com/VnPro

Youtube Channel: www.youtube.com/c/TrungTamTinHocVnPro

The post CÁC LỚP KHAI GIẢNG TRONG THÁNG 10/2016 TẠI VNPRO appeared first on VnPro.

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH KỸ SƯ MẠNG

$
0
0

NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH KỸ SƯ MẠNG

Bạn có biết ở bất cứ một ngành nghề nào trong xã hội, khi muốn theo đuổi và dành cả cuộc đời cho ngành nghề mình chọn thì đam mê là chưa đủ. Ai cũng nghĩ chỉ cần có đam mê thì có thể làm tất cả. Tuy nhiên bạn phải biết rằng đam mê cần đi cùng với khả năng của bản thân và cơ hội thì mới có thể đạt được thành công. Khả năng ở đây chính là trình độ chuyên môn và các kỹ năng yêu cầu trong nghề. Ngoài việc bạn có một kiến thức vững vàng về lĩnh vực mình yêu thích, thì kỹ năng là cực kì quan trọng.

Nếu như muốn trở thành một nhà quản trị kinh doanh tài ba ngoài kiến thức chuyên ngành quản trị ra bạn cần phải có những kĩ năng bổ trợ khác, thì một kỹ sư mạng cũng vậy, để thành công bạn cần có kiến thức chuyên môn vững vàng , thuần thục các kỹ năng với máy tính và xử lý sự cố là một phần thiết yếu của một người làm việc trong lĩnh vực mạng, nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì bạn khó có thể tiến xa.

Công nghệ thông tin nói chung và lĩnh vực mạng nói riêng đang ngày càng phát triển nhanh chóng với những thay đổi rất lớn diễn ra mọi lúc. Để gắn bó lâu dài trong lĩnh vực mạng đòi hỏi một cam kết để tiếp tục học tập và trau dồi suốt sự nghiệp, ngoài những kiến thức chuyên môn thì một chuyên gia mạng cần phải trang bị cho mình những kỹ năng mềm thích hợp. Dưới đây là những kỹ năng mềm bạn nên luyện tập để trở thành một chuyên gia quản trị mạng thật sự:

Giao tiếp

Làm việc trong môi trường CNTT yêu cầu sự giao tiếp và tương tác gần như ngay tức thời. Bất cứ khi nào sự cố về mạng máy tính xảy ra, hoặc khi bạn quản lý một nhóm, bạn phải biết làm thế nào để tương tác và giao tiếp tốt với những người khác dù ở bất cứ cấp nào. Bạn cần biết cách trình bày và giải thích vấn đề rõ ràng, cùng những người khác tìm ra và thực hiện giải pháp, giao nhiệm vụ cho cả nhóm một cách hiệu quả.

Khả năng dịch thuật ngữ chuyên ngành

Khi làm việc trong lĩnh vực công nghệ, bạn sẽ bắt gặp nhiều thuật ngữ chuyên cho lĩnh vực mà bạn làm, thường thì những người ngoài ngành không thể hiểu được. Đó là lý do vì sao chuyên gia mạng cần phải có kỹ năng giải thích các vấn đề phức tạp cho những người chỉ có một chút hoặc không hề biết gì về lĩnh vực mạng.

Làm việc nhóm

Để có một sự nghiệp thành công trong mảng CNTT, bạn phải biết cách làm việc với nhiều người. Dĩ nhiên, cũng có những dự án mà bạn đóng vai trò duy nhất từ đầu đến cuối, thế nhưng hầu hết các dự án đều cần sự hợp tác chặt chẽ của nhiều kỹ sư. Là một thành viên của nhóm, bạn cần biết cách lắng nghe người khác, nhận chỉ trích và hướng dẫn cũng như chịu trách nhiệm thực hiện mọi thứ một cách đúng đắn và đúng hẹn.

IMG_6039

Chương trình Kỹ Năng Mềm trong Kỷ Nguyên Số của VnPro

Thuyết trình

Làm việc trong lĩnh vực CNTT yêu cầu bạn phải có khả năng thuyết trình thoải mái và tự tin trước đám đông. Bất cứ khi nào bạn trình bày sản phẩm của nhóm mình cho một cấp cao hơn, giải thích điều gì đó mới cho mọi người trong bộ phận hoặc trình bày trong một buổi đào tạo, kỹ năng thuyết trình là rất quan trọng với những người chuyên nghiệp.

IMG_73511

Thuyết trình là kỹ năng vô cùng quan trọng trong thời kỳ công nghệ thông tin

Kỹ năng chăm sóc khách hàng

Để trở thành chuyên gia mạng yêu cầu bạn phải có khả năng giúp đỡ người khác ở mức cơ bản và đó là lý do vì sao bạn cần có kỹ năng chăm sóc khách hàng. Bạn cần giữ thái độ tích cực khi xử lý một vấn đề nào đó, dù đôi khi nó có kỳ cục và hiển nhiên đến thế nào, phải biết lắng nghe, thể hiện sự quan tâm, thông cảm. Bạn cũng phải biết cách “hạ nhiệt” khi có trục trặc xảy ra trong nhóm của mình.

Kiên nhẫn

Một phần quan trọng của nghề này đòi hỏi bạn phải giải thích các ý tưởng phức tạp cho người khác, đào tạo những người mới vào nghề hoặc hỗ trợ công nghệ mới cho những người chỉ biết đôi chút. Những thứ này đều đòi hòi bạn phải hết sức kiên nhẫn và khi bạn đủ kiên nhẫn để luôn bình tĩnh dù trong những trường hợp “ức chế” thế nào, hoặc có thể trả lời đi trả lời lại một câu hỏi mà không nổi cáu thì bạn có hi vọng tiến xa trong ngành.

Vậy bạn nên học ở đâu và học như thế nào?

Đến với Trung Tâm Đào Tạo Chuyên Gia Quản Trị Mạng VnPro, bạn không những được truyền đạt các kiến thức chuyên môn: CCNA, CCNP, CCIE,…Đội ngũ giảng viên và chuyên gia của chúng tôi còn tạo điều kiện để bạn rèn luyện kĩ năng của mình ngay trong lúc học. Bên cạnh đó, những khóa học kĩ năng mềm, chương trình sự kiện của VnPro thường xuyên được tổ chức giúp bạn trẻ biết được những kĩ năng thiếu sót của mình. Các buổi gặp gỡ với doanh nghiệp tạo cơ hội tốt nhất cho các bạn tìm đến công việc đúng chuyên môn ngay khi còn trên ghế giảng đường đại học.

Để biết thêm chi tiết xin liên hệ:

TRUNG TÂM TIN HỌC VNPRO

149/1D Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh.

ĐT: (08) 35 124 257 | Email: vnpro@vnpro.org | Website: www.vnpro.org

Bộ phận Marketing – Phòng Kinh Doanh

The post NHỮNG KỸ NĂNG CẦN THIẾT ĐỂ TRỞ THÀNH KỸ SƯ MẠNG appeared first on VnPro.

THƯ MỜI THAM DỰ LỚP ÔN TẬP ROUTE THÁNG 11/2016

$
0
0

THƯ MỜI THAM DỰ LỚP ÔN TẬP ROUTE THÁNG 11/2016

Với mong muốn giúp các bạn học viên ôn luyện lại tất cả những kiến thức cốt lõi nhất của Route và cập nhật những kiến thức mới nhất của khoá học này, và đặc biệt chia sẻ cách đạt điểm số cao trong kỳ thi chứng chỉ quốc tế của những học viên VnPro. Trung tâm Tin Học VnPro trân trọng kính mời các bạn học viên tham gia khoá ôn tập Route với nội dung chính như sau:

Nội dung chương trình ôn tập Route:

– Tổng quan về định tuyến

– EIGRP

– OSPF

– Path Control

– BGP

– IPv6

Phí tham dự: MIỄN PHÍ

Đối Tượng Tham Dự: Những anh/chị hoạt động trong lĩnh vực CNTT, Học viên VnPro, sinh viên các trường cao đẳng, đại học đã học xong chương trình CCNP Route.

Thời Gian: 8h30 ngày 12/11/2016

Địa Điểm: Trung Tâm Tin Học VnPro – 149/1D Ung Văn Khiêm, Phường 25, Quận Bình Thạnh.

Do số lượng chỗ ngồi có hạn, Anh/Chị vui lòng đăng ký trước ngày 10/11/2016.

Đăng ký Onlinehttp://www.vnpro.vn/dang-ky-tham-du-on-tap-route-thang-112016/

Chi tiết chương trình vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM TIN HỌC VNPRO 

149/1D Ung Văn Khiêm, P. 25, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM

Tel: 08. 35124257 | Email: vnpro@vnpro.org | Website: http://vnpro.vn

hoặc liên hệ tư vấn miễn phí:

Mỹ Trang ( mytrang@vnpro.org / tel 0964 464 377)

The post THƯ MỜI THAM DỰ LỚP ÔN TẬP ROUTE THÁNG 11/2016 appeared first on VnPro.

TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

$
0
0

TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY

1. Thế nào gọi là điện toán đám mây?

Theo IBM thì điện toán đám mây hay ngắn gọn là đám mây, là việc cung cấp tài nguyên máy tính cho người dùng tùy theo mục đích sử dụng thông qua kết nối Internet. Nguồn tài nguyên đó có thể là bất kì thứ gì liên quan đến điện toán và máy tính, ví dụ như phần mềm, phần cứng, hạ tầng mạng cho đến các máy chủ và mạng lưới máy chủ cỡ lớn.

Trước thời điện toán đám mây, bạn muốn làm thứ gì thì cũng phải tự mình thực hiện, tự bỏ tiền ra đầu tư hầu như từ đầu đến cuối. Ở vai trò người dùng cá nhân, nếu bạn muốn lưu dữ liệu, bạn phải tự bỏ tiền mua một cái ổ cứng. Bạn muốn sao lưu dữ liệu thường xuyên và ngay lập tức? Ngoài ổ cứng ra còn phải tự đi kiếm phần mềm, tự kết nối nó vào mạng nếu muốn. Nếu bạn muốn làm một website, bạn phải tự mình đi mua máy chủ về lắp rắp rồi cấu hình mọi thứ. Bạn muốn quản lý doanh số của cửa hàng tại gia, bạn phải tự đi mua phần mềm kế toán hay phần mềm bán hàng rồi cài đặt nó lên máy tính ở nhà.

Và tất cả những thứ đó không chỉ dừng lại ở lúc mua. Số tiền bạn chi ra còn đi theo bạn sau đó, tạm gọi là tiền “bảo dưỡng” hay “bảo trì”. Bạn mua ổ cứng về, lỡ nó hư thì tự bạn phải mang đi bảo hành. Xui xui hết thời gian bảo hành thì vừa mất dữ liệu vừa tốn thêm tiền mua ổ khác. Bạn cài máy chủ, xong bạn phải tự bảo trì cho nó, tự lo về hệ thống làm mát, tự lo backup (hoặc nếu bạn thuê người khác làm thì cũng không khác máy, chỉ là bạn bỏ tiền ra nhờ người ta làm giúp thôi). Bạn cài phần mềm kế toán, rồi mỗi khi nó có update thì bạn phải đi cài lại vào máy tính của mình, nếu có lỗi thì bạn phải tự sửa (hoặc gọi điện hỏi hãng cách sửa).

cloud_vnpro_1

Những vấn đề này nhìn qua thì có vẻ đơn giản nhưng thực chất nó tốn của bạn rất nhiều công sức và tiền bạc, chưa kể là nó cũng khiến bạn dễ mất dữ liệu quan trọng hơn (như trong ví dụ ổ cứng nói trên). Đối với các doanh nghiệp thì chi phí “bảo trì” cũng rất lớn vì họ không chỉ xài những phần mềm nhỏ nhỏ dạng như Word, Excel, PowerPoint mà là những hệ thống quản lý đồ sộ và phức tạp, với dữ liệu vào ra liên tục nên chỉ một hỏng hóc nhỏ cũng có thể làm mất cả triệu USD doanh thu hoặc làm việc sản xuất bị đình trệ. Họ phải nuôi cả một đội ngũ nhân viên để cài đặt, cấu hình, thử nghiệm, chạy, đảm bảo an toàn cũng như cập nhật hệ thống của mình. Nếu bạn đem số tiền đó nhân cho số lượng cả trăm app mà doanh nghiệp dùng, rõ ràng chi phí đó không nhỏ chút xíu nào.

Rồi điện toán đám mây ra đời, nó giúp giải quyết phần nào việc bạn phải tự quản lý phần cứng và phần mềm của mình. Bạn cần lưu dữ liệu? Có OneDrive, có Dropbox, có Google Drive giúp bạn. Rõ ràng bạn chẳng cần quan tâm file của mình đang lưu trên cái HDD nào, nó có hỏng hay không, có cần phải backup ra HDD phụ hay không, nó đang nằm ở chỗ nào. Bạn cũng chẳng cần quan tâm đến việc kết nối máy này với máy khác để nhận file ở hai nơi. Mọi thứ đã được “chăm sóc” bởi nhà cung cấp dịch vụ đám mây rồi và trong trường hợp này đó chính là Dropbox, Google hay Microsoft. Nếu HDD hỏng, tự họ sẽ thay thế, tự họ sẽ làm thao tác backup định kỳ, bạn chẳng phải bận tâm.

Một ví dụ khác: danh bạ điện thoại. Trước đây, bạn phải tự mình backup danh bạ định kì ra máy tính, phải giữ các file danh bạ đó, rồi nếu đổi điện thoại thì phải cài lại danh bạ rất mất thời gian. Giờ thì đã có Google, có Apple, có Microsoft hay BlackBerry lo chuyện danh bạ cho bạn. Mỗi khi bạn thêm số mới, danh bạ sẽ được đồng bộ lên “mây” và chứa trên đó. Trong trường hợp bạn chuyển sang điện thoại khác, danh bạ có thể được tải về một cách nhanh chóng. Không còn phải backup thường xuyên, không cần chép file thủ công nữa.

Với doanh nghiệp, họ bắt đầu di chuyển các ứng dụng hay phần mềm của mình lên đám mây. Cần phần mềm kế toán? Chỉ cần vào trình duyệt, click click vài cái, xong. Bạn không cần quan tâm đến việc phần mềm đó đang cài ra sao, cài trên máy chủ có địa chỉ IP là bao nhiêu, khi có update thì nó cũng tự động làm luôn. Bạn chỉ việc mở nó ra và dùng thôi. Muốn mở rộng thêm? Dễ ẹc, trả thêm tiền là có thêm user. Muốn chạy 24/7 mà không phải nghĩ đến tiền điện cho máy lạnh làm mát? Cũng có luôn.

2. Phân loại điện toán đám mây

Hiện nay, các công ty cung cấp dịch vụ điện toán đám mây chia thành 3 loại lớn như sau:

Infrastructure as a Service (IaaS) hay còn gọi là Hạ tầng được cung cấp như một dịch vụ. Theo Amazon thì nó là mức cơ bản nhất của điện toán đám mây, thường thì các dịch vụ IaaS sẽ bán cho bạn các thứ về mạng, máy tính (máy ảo hoặc máy thật tùy nhu cầu), cũng như nơi lưu trữ dữ liệu. Cụ thể hơn, bạn có thể thuê một cái “máy chủ trên mây” với CPU, RAM, ổ cứng (SSD hoặc HDD) tùy theo nhu cầu. Rồi, vậy là bạn đã có một cái server, còn chuyện server đặt ở trung tâm dữ liệu nào, trong đó có bao nhiêu cái máy lạnh làm mát cho nó, nó xài mạng của dịch vụ viễn thông nào… thì bạn không cần quan tâm nữa. Bạn đã có server, cứ dùng thôi.

Amazon Web Services hay DigitalOcean là những dịch vụ tiêu biểu cho kiểu IaaS. Bạn sẽ lên đó chọn máy chủ, sau đó tự bạn phải chọn và cài hệ điều hành, chọn xong thì phải cài thêm các phần mềm khác cần thiết cho ứng dụng của mình. Nếu bạn muốn xài máy chủ đó cho trang web thì phải cài các phần mềm liên quan đến web server, muốn xài máy chủ đó là cơ sở dữ liệu thì cài cơ sở dữ liệu vào …

cloud_vnpro_2

Như vậy, IaaS không được thiết kế cho người dùng cuối, mà chủ yếu cho những người muốn có một nơi để triển khai phần mềm của mình, có thể là lập trình viên, một công ty hay một đơn vị phát hành web chẳng hạn.

Platform as a Service (PaaS): PaaS giúp bạn bỏ qua những sự phức tạp hay rắc rối khi phải tự mình quản lý hạ tầng của mình (thường có liên quan đến phần cứng và hệ điều hành). Nếu bạn thuê một dịch vụ PaaS, bạn chỉ cần tập trung vào việc triển khai các phần mềm của mình lên đó và bắt đầu chạy. Nhờ có PaaS mà bạn không phải lo update Windows cho máy chủ của mình mỗi khi có bản vá, không phải quản lý RAM, CPU, không phải lên kế hoạch về nguồn lực…

cloud_vnpro_3

Một ví dụ của PaaS đó là các dịch vụ host web. Người ta sẽ chuẩn bị sẵn mọi thứ cho bạn từ máy chủ, phần mềm, cơ sở dữ liệu cho đến các cổng kết nối. Bạn chỉ cần đưa các file *.html của mình lên đó và chạy. Nếu có cơ sở dữ liệu thì chép dữ liệu vào rồi xài ngay. Ở mô hình PaaS này thì sự kiểm soát của bạn với chiếc máy chủ bị giới hạn lại rất nhiều, khi đó một máy chủ thường sẽ được chia sẻ giữa nhiều người dùng PaaS với nhau để tiết kiệm chi phí (tức là tiền mua dịch vụ của bạn rẻ hơn).

Software as a Service (SaaS): Đây là phần top cao nhất trong sơ đồ phân loại dịch vụ đám mây. Nó là một sản phẩm hoàn thiện được vận hành và quản lý bởi một nhà cung cấp. Và nói đơn giản, trong hầu hết trường hợp thì người ta dùng SaaS để nói về những phần mềm, ứng dụng có thể được dùng ngay bởi người dùng cuối.

cloud_vnpro_4

Một ví dụ rất thường thấy của SaaS là dịch vụ email nền web, ví dụ như Gmail, Outlook hay Yahoo Mail chẳng hạn. Nó là một sản phẩm hoàn chỉnh, bạn có thể ngay lập tức xài để gửi nhận mail mà không phải thiết lập máy chủ quản lý mail, không phải thiết lập kết nối Internet cho máy chủ đó, cũng không cần tổ chức quản lý người dùng gì hết.

Tương tự, OneDrive, Dropbox cũng là SaaS. Phần mềm (hay trang web) cung cấp cho bạn mọi tính năng bạn cần, bạn không phải đi mua ổ cứng rồi thiết lập từ hệ điều hành cho đến kết nối mạng. Google Docs hoặc Microsoft Online cũng là SaaS, bạn có thể nhảy ngay vào và bắt đầu gõ văn bản hay tạo các bài thuyết trình mà không cần cài đặt phần mềm nào khác, không cần quan tâm bản quyền. Evernote, OneNote, Wunderlist, Google Keep cũng là dịch vụ đám mây dạng SaaS đó. SAP có cung cấp giải pháp quản lý doanh nghiệp online, một vài công ty thì cung cấp giải pháp kế toán và quản lý sản xuất ngay từ trình duyệt, cũng đều là SaaS.

Trong cả 3 loại hình điện toán đám mây thì thứ “mì ăn liền” nhất chính là SaaS, và cũng vì vậy mà loại hình này rất dễ dàng tiếp cận đến người dùng cuối vì họ không phải hiểu biết gì nhiều về kĩ thuật máy tính cũng có thể xài được. SaaS cũng có những thứ miễn phí để thu hút khách hàng chứ không phải cái gì cũng tính phí. Dropbox, Gmail vẫn có thứ miễn phí đó thôi. Tất nhiên, người dùng SaaS sẽ không có sự kiểm soát nào với hạ tầng bên dưới. Bạn đâu có được phép chỉnh gì liên quan đến server của Gmail hay Dropbox đâu.

3. Ưu điểm của điện toán đám mây

Lợi ích lớn nhất của điện toán đám mây đó là tiết kiệm chi phí. Nãy giờ chúng ta đã phân tích về khía cạnh này rồi nên có lẽ không cần nói lại nhiều. Chủ yếu là bạn sẽ giảm được chi phí đầu tư hạ tầng ban đầu, chi phí mua phần cứng, phần mềm và bảo dưỡng chúng, chi phí để lắp đặt, tìm chỗ đặt server và vận hành thường ngày, chi phí thuê người để trông coi và nhiều thứ khác.

Theo sau đó là sự tiện lợi. Bạn có thể nhanh chóng xài ngay một thứ gì đó mà không phải tốn công cài đặt phức tạp. Bạn có thể nhanh chóng truy cập chúng mọi lúc mọi nơi, gần như không bị phụ thuộc vào phần mềm hay phần cứng đang xài là gì. Nếu bạn xài ổ lưu trữ truyền thống mà để quên ở nhà thì làm sao bạn có thể lấy dữ liệu? Trong khi xài Dropbox thì chỉ cần lên web của nó rồi download file cần thiết về là hết chuyện. Hay như Gmail, bạn có thể nhanh chóng mượn laptop của thằng bạn để check mail mà không phải thiết lập tài khoản lằng nhằng trong Outlook, thậm chí chẳng cần Outlook luôn. Hoặc Google Docs cũng thế, chỉ cần mở trình duyệt ra và gõ, chả cần phải cài bộ office gì nữa.

Blue Cloud security (done in 3d)

Kế nữa là sự an toàn và tính liên tục. Ổ HDD rời của bạn mà hư một cái là coi như mất trắng dữ liệu, trừ khi bạn phải hằng ngày copy dữ liệu ra hai ổ cùng lúc. Trong khi đó, dữ liệu của bạn mà nằm trên Dropbox, OneDrive thì sẽ có tính an toàn cao hơn, lỡ ổ cứng trên đó có hỏng thì dữ liệu back up của bạn vẫn sẽ được duy trì liên tục và bạn vẫn có thể tiếp tục xài nó như bình thường. Tất nhiên cũng không thể đảm bảo 100% nhưng ít ra thì xác suất rủi ro thấp hơn việc bạn tự xài HDD rất nhiều.

Tính bảo mật của dữ liệu cũng có thể được xem như một lợi ích khi xài đám mây. Bạn làm mất một cái laptop chứa dữ liệu quan trọng thì hậu quả sẽ lớn vô cùng. Trong khi đó, nếu bạn lưu những thứ đó lên mây thì nếu bạn mất laptop thì dữ liệu vẫn nằm an toàn trong tài khoản online và nếu không có mật khẩu của bạn thì chẳng ai có thể vào đó nghịch được.

4. Nhược điểm của điện toán đám mây

Sẽ là thiếu sót lớn nếu đã nói về ưu điểm mà bỏ qua nhược điểm của nó. Vì mọi thứ liên quan đến mây hầu như đều cần kết nối Internet nên nếu kết nối chập chờn hay chậm chạp, vốn là tình trạng rất phổ biến ở Việt Nam thì việc sử dụng các dịch vụ sẽ rất khó khăn. Ở môi trường doanh nghiệp, điều này có nghĩa là họ phải tốn nhiều thời gian hơn cho việc chờ app đám mây tải xong, trong lúc đó thì thiệt hại có thể sẽ rất nghiêm trọng. .

Chính vì vậy mà nhiều dịch vụ đám mây có cung cấp lựa chọn lưu một phần hoặc tất cả dữ liệu trên máy tính, thường gọi là lưu offline. Dropbox, OneDrive, Google Drive cũng có, nó cho phép đồng bộ file xuống và chứa trên máy tính của bạn thường xuyên và bạn vẫn có thể làm việc, mở hay truy cập chúng kể cả khi không có Internet. Lúc nào có mạng lại thì sync lên sau. Evernote cũng tương tự, bạn thậm chí có thể ra đường và cầm điện thoại gõ ghi chú, khi nào về có Wi-Fi thì sẽ đưa ghi chú lên mây sau.

cloud_vnpro_6

Thứ hai là chuyện quyền riêng tư. Bạn có đủ tin tưởng vào Evernote để lưu hết mọi dữ liệu của mình? Bạn có tin vào Gmail để lưu hết mọi email quan trọng liên quan đến công việc? Bạn có đủ tin tưởng một phần mềm kế toán online để lưu hết sổ sách của bạn trên đó và đảm bảo là số liệu không bị bán cho đối thủ cạnh tranh? Với người dùng cá nhân thì chuyện này có thể không quan trọng nhưng với doanh nghiệp thì nó rất nghiêm trọng, thế nên nhiều doanh nghiệp bây giờ vẫn còn rất đắn đo với việc lên mây trong khi họ biết rằng giải pháp đó giúp họ tiết kiệm nhiều chi phí.

Sau đó là nỗi lo về downtime. KHÔNG một nhà cung cấp dịch vụ đám mây nào có thể đảm bảo với bạn rằng máy chủ của họ sẽ chạy 100% liên tục và không bao giờ phải ngừng lại, dù cho có sự cố. Cỡ Facebook và Google mà còn bị thì những hãng nhỏ làm sao dám đảm bảo 100%? Khi đó thì bạn chỉ có thể ngồi chơi thôi chứ chẳng làm gì được nữa.

Tuy nhiên, những hạn chế này có thể không phải là trở ngại lớn với nhiều cá nhân và doanh nghiệp. Lợi ích do nó mang lại đã đè bẹp những hạn chế nên họ vẫn chấp nhận để có được cái lợi to hơn so với việc tự mình triển khai, bảo dưỡng phần mềm phần cứng (lúc đó thì rủi ro còn cao hơn cả việc xài đám mây). Chính vì thế mà điện toán đám mây mới ngày càng phát triển, và xu hướng đó có vẻ sẽ không sớm dừng lại trong tương lai xa.

Nguồn: Quantrimang

The post TÌM HIỂU VỀ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY appeared first on VnPro.

Viewing all 562 articles
Browse latest View live